7 loại cây thuốc chữa bệnh phong thấp hiệu quả
Chìa vôi, vuốt hùm, lá lốt, ngải cứu,…là các cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian. Phương pháp này vừa cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra, vừa giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí và không gây ra tác dụng phụ như một số thuốc tân dược.
Mục lục
7 Cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp theo kinh nghiệm dân gian
Phong thấp là bệnh lý về xương khớp phổ biến ở người trung niên, cao tuổi và những người phải thường xuyên lao động nặng, cơ thể suy nhược. Bệnh không chỉ gây đau nhức dữ dội mà còn ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt của người bệnh.
Ngoài chữa trị bằng thuốc tây, nhiều người đã lựa chọn một số cây thuốc nam để khắc phục tình trạng đau nhức do phong thấp gây ra. Phương pháp này tương đối an toàn, không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, thuốc nam còn giúp bồi bổ sức khỏe, cải thiện một số vấn đề cho người bệnh.
Dưới đây là 7 cây thuốc nam chữa phong thấp theo kinh nghiệm dân gian, bạn có thể tham khảo và áp dụng:
1. Cây chìa vôi chữa bệnh phong thấp
Cây chìa vôi hay dây chìa vôi là một loại cây mọc leo, trên thân cây có sợi tua cuốn nhỏ. Lá của loại cây này là lá đơn, có hình dạng thay đổi, nhưng thường xòe như chân vịt, cuốn lá hình trái tim.
Chìa vôi có tính mát, vị ngọt nhưng đắng, tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể, tán kết, hành huyết, được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp như phong thấp, đau nhức gân, cơ. Ngoài ra, cây chìa vôi còn hỗ trợ khắc phục vấn đề về viêm thận, chữa ung nhọt, hạch bạch huyết hoặc rắn độc cắn.
Có thể tận dụng được cả lá, thân và củ cây chìa vôi để điều trị chứng phong thấp kinh niên cho người cao tuổi. Một số cách sử dụng phổ biến loại cây này:
Cách 1:
- Người bệnh chuẩn bị nguyên liệu gồm: Dây chìa vôi (20g), cành dâu (15g), quế chi (10g), bạch chỉ (10g).
- Sau khi rửa sạch tất cả nguyên liệu, cho vào nồi sắc lấy nước uống.
- Mỗi ngày sử dụng một thang, kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ thấy chứng đau nhức cải thiện rõ rệt.
Cách 2:
- Nguyên liệu gồm có: Chìa vôi (50g), đương quy và cẩu tích mỗi loại 20g, ngưu tất (40g), xuyên khung (10g).
- Rửa sạch tất cả sau đó để cho ráo nước.
- Cho nguyên liệu vào lọ thủy tinh, đổ 1 lít rượu trắng vào ngâm trong vòng 1 tuần.
- Khi sử dụng, lấy 30ml nước thuốc để uống, mỗi ngày sử dụng từ 2 – 3 lần.
- Kiên trì áp dụng một thời gian sẽ thấy bệnh phong thấp thuyên giảm hẳn.
Cách 3:
- Nguyên liệu gồm có: Dây chìa vôi (20g), dây đau xương và cây lá lốt có rễ mỗi loại 15g.
- Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước rồi đem sao vàng khử thổ.
- Sử dụng nguyên liệu sắc lấy nước thuốc uống, mỗi ngày một thang sẽ thấy các triệu chứng phong thấp dần dần cải thiện.
ĐẶT MUA CÂY CHÌA VÔI GIÁ TỐT, CHẤT LƯỢNG CAO TẠI ĐÂY
2. Cây vuốt hùm chữa bệnh phong thấp
Cây vuốt hùm hay cây móc mèo, nam đà căng là một loại cây mọc hoang, thuộc họ đậu có hình dáng lớn. Thân cây có nhiều gai, lá mọc thành hàng đối xứng, có quả giống như quả đậu nhưng kích thước lớn hơn và có gai.
Theo Y học cổ truyền, vuốt hùm có tính hàn, vị đắng, có tác dụng trong việc điều trị các chứng bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, phong thấp,…
Đặc biệt, hạt của loại cây này có chứa thành phần chống viêm, giúp cải thiện sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, loại cây này còn hỗ trợ điều trị khắc phục chứng mất ngủ, giúp bệnh nhân an thần, giảm đau nhức người.
Tuy nhiên, người bệnh cần tránh nhầm lẫn cây vuốt hùm với cây Mimosa Pigra L mắt mèo xâm thực, vì loại cây này có thể gây ngộ độc nguy hiểm. Nên chú ý hình dáng của chúng trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Dưới đây là cách sử dụng cây vuốt hùm điều trị phong thấp theo kinh nghiệm dân gian:
Cách 1:
- Người bệnh sử dụng 20g lá và rễ khô của cây vuốt hùm sắc cùng với 800ml nước đến khi cạn còn 300ml.
- Chia phần thuốc thu được thành nhiều phần, uống trong ngày.
- Lưu ý bài thuốc này sẽ có vị hơi đắng, khó uống nên người bệnh có thể cân nhắc thực hiện. Tuy nhiên, bài thuốc này có tác dụng giảm đau xương khớp rất hiệu quả.
Cách 2:
- Sử dụng khoảng 50g rễ cây vuốt hùm rửa sạch, sắc thuốc chung với nhân trần và rễ mộc thông, ké hoa mỗi loại khoảng 20g.
- Đun nước thuốc từ 800ml còn 300ml, chia đều ra uống trong ngày.
- Kiên trì thực hiện sẽ thấy tình trạng đau nhức giảm đáng kể.
3. Cây cần tây chữa bệnh phong thấp
Cây cần tây là một loại rau thơm quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Nó còn được gọi với các cái tên như cần cạn, cần thơm, cần thuốc,…
Trong cần tây có chứa nhiều chất khoáng như Mn, Mg, Ca, K,…và một số vitamin nhóm A, C, B,…Ngoài ra loại rau này còn giàu chất xơ có khả năng bảo vệ tuyến tụy, ngăn ngừa tình trạng xơ cứng mạch.
Chiết xuất tinh dầu từ loại cây này có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ chữa trị các bệnh về xương khớp, làm vết thương nhanh chóng phục hồi, đồng thời còn lợi tiểu, giúp cơ thể giải nhiệt,…
Chính vì thế, dân gian đã tận dụng cần tây trong việc điều trị chứng phong thấp, giúp cơ thể giảm đau nhức. Dưới đây là cách sử dụng phổ biến, bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng:
- Người bệnh cần chuẩn bị một nắm cần tây tươi còn nguyên rễ và lá (khoảng 1kg).
- Rửa sạch nguyên liệu rồi phơi khô trong bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Mỗi khi dùng, lấy cần tây khô (150g) nấu chung với 3 chén nước đến khi thuốc sắc lại còn 2 chén.
- Chia đều phần thuốc thành 3 phần, uống trong ngày, tốt nhất là khi nước thuốc còn ấm.
- Kiên trì một thời gian sẽ thấy triệu chứng phong thấp được cải thiện dần.
Lưu ý: Không nên kết hợp cần tây với một số thực phẩm có tình hàn sẽ khiến bài thuốc bị giảm tác dụng.
4. Cây ngải cứu chữa bệnh phong thấp
Cây ngải cứu là loại cây đã quá quen thuộc với nhiều người, đa dạng công dụng như trị mụn, khắc phục một số vấn đề phụ khoa, đặc biệt còn hỗ trợ điều trị chứng đau nhức xương khớp do phong thấp.
Loại cây này khá phổ biến, người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm, giúp tiết kiệm được chi phí điều trị mà lại khá hiệu quả. Cách sử dụng đơn giản như sau:
- Người bệnh cần chuẩn bị một nắm ngải cứu, rửa và ngâm với nước muối pha loãng để đảm bảo loại bỏ sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
- Để ngải cứu ráo nước rồi sao nóng với một ít muối hạt.
- Đổ hỗn hợp ra một chiếc khăn sạch, sau đó chườm lên vùng bị đau.
- Khi thuốc nguội thì sao nóng lại, chườm liên tục 2 – 3 lần rồi thay phần ngải cứu khác.
- Thực hiện mỗi ngày giảm đau hiệu quả.
Lưu ý: Không nên chườm quá nóng, chỉ nên giữ ở nhiệt độ vừa phải, tránh làm bỏng da.
5. Cây mắc cỡ chữa bệnh phong thấp
Cây mắc cỡ hay còn gọi với cái tên là cây xấu hổ, cây trinh nữ, là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc, nhưng phổ biến là phần rễ và cành lá.
Theo Y học cổ truyền, cành và lá cây có tính lành, vị ngọt, đắng, giúp can hỏa, thải độc cơ thể, giảm sưng, viêm dạ dày, an thần,…Rễ cây lại có tính ấm, vị chát thường được sử dụng chữa viêm phế quản, tiêu trừ phong thấp, đau nhức xương khớp hiệu quả.
Người bệnh có thể tham khảo cách sử dụng cây mắc cỡ như sau:
Cách 1:
- Sử dụng từ 10g đến 25g rễ cây mắc cỡ rửa sạch.
- Sắc cùng với nước đến khi nước thuốc ngả màu thì tắt bếp.
- Uống nước thuốc mỗi ngày, tốt nhất khi nước còn ấm.
Cách 2:
- Sử dụng cây mắc cỡ phơi khô, mỗi lần dùng lấy ra 120g mắc cỡ tẩm với rượu rang sao vàng.
- Sau đó đổ 600ml nước vào, sắc đến khi nước thuốc còn 200ml – 300ml thì dừng lại.
- Phần nước thuốc chia ra uống mỗi ngày 2 – 3 lần. Không để qua đêm, sử dụng liên tục 4 – 5 ngày sẽ thấy chứng phong thấp cải thiện đáng kể.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên áp dụng phương pháp này.
6. Lá lốt chữa bệnh phong thấp
Lá lốt (Piper) thuộc họ hồ tiêu, được trồng hoặc mọc hoang nhiều nơi trên nước ta, đặc biệt là những nơi ẩm ướt, dọc bờ sông. Cây lá lốt có dạng dây leo, chiều cao trung bình từ 30cm – 40cm, lá có hình như trái tim, mặt lá láng bóng.
Lá lốt có mùi đặc trưng, hơi nồng, the và cay. Các bộ phận đều có thể tận dụng để điều trị bệnh. Đặc biệt, trong chữa bệnh phong thấp, lá lốt có công dụng giảm đau hiệu quả, nhất là tình trạng tê bì chân tay, ngoài ra còn có tác dụng chống phong hàn mức nhẹ.
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, lá lốt có chứa một số thành phần kháng khuẩn và chống viêm, có hiệu quả trong điều trị các bệnh về xương khớp, ít gây tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh phong thấp có thể an tâm sử dụng tại nhà.
Một số cách sử dụng như sau:
Cách 1: Sắc nước thuốc lá lốt
- Sử dụng một nắm lá lốt tươi, nấu với 2 chén nước đến khi cạn còn 1 chén.
- Chia nước thuốc thành 2 phần sử dụng trong ngày.
- Thực hiện kiên trì trong 10 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Cách 2: Đắp thuốc lá lốt
- Người bệnh sử dụng một nắm lá lốt tươi cùng với một ít ngải cứu, rửa sạch.
- Giã nát nguyên liệu đã sơ chế với một ít muối.
- Sau đó đem chưng nóng cùng với một xíu giấm.
- Đổ hỗn hợp ra một cái khăn sạch đắp lên vùng bị đau, thư giãn cho đến khi thấy thuốc nguội hẳn.
- Áp dụng biện pháp này hằng ngày sẽ cải thiện được cơn đau xương khớp do phong thấp gây ra.
Cách 3: Ngâm chân với lá lốt
- Sử dụng một nắm lá lốt tươi, ngải cứu rửa sạch, giã nát như cách bên trên.
- Sau đó cho một thả vào chậu nước sôi hòa một ít muối.
- Đợi nước nguội bớt rồi tiến hành ngâm chân, tay đến khi thấy nước nguội hẳn.
- Có thể thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày để cảm nhận được hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá lốt để chế biến món ăn để sử dụng hàng ngày. Cách này vừa giúp cải thiện bệnh phong thấp mà còn cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho người bệnh.
7. Thiên niên kiện chữa bệnh phong thấp
Cây thiên niên kiện còn được gọi với cái tên như củ ráy rừng, sơn thục có tác dụng dược học điều trị các chứng đau mỏi xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp, đặc biệt là chứng phong tê thấp ở người cao tuổi.
Thiên niên kiện có chứa linalool, sabinen, acetaldehyde,…có công dụng giảm nhanh triệu chứng đau xương khớp, co quắp tê dại, giúp người bệnh phục hồi chức năng của gân cốt hiệu quả, an toàn.
Theo Y học cổ truyền, thiên niên kiện có tính ấm, vị đắng, cay, mùi thơm đặc trưng. Tinh dầu có chứa các chất có khả năng giảm đau. Chính vì thế, người bị phong thấp có thể tận dụng loại thuốc nam này để điều trị bệnh tại nhà, tiết kiệm được nhiều chi phí mà không lo tác dụng phụ.
Cách sử dụng như sau:
Cách 1: Xoa bóp với rượu thuốc thiên niên kiện
- Sử dụng thân và rễ cây thiên niên kiện tươi giã nát, sau đó ngâm với rượu trắng.
- Mỗi ngày xoa bóp các vị trí đau nhức với rượu thuốc từ thiên niên kiện sẽ giảm tê, đau nhức xương khớp.
Cách 2: Kết hợp thiên niên kiện
- Lấy một lượng vừa đủ thiên niên kiện cùng thổ phục linh, độc lực, cây cỏ xước rửa sạch sau đó phơi khô.
- Sắc thuốc với các nguyên liệu đã chuẩn bị mỗi ngày dùng 2 – 3 bát nước thuốc, dùng mỗi bát sau bữa ăn.
- Kiên trì thực hiện một thời gian tình trạng đau nhức, tê bì xương khớp sẽ cải thiện rõ rệt.
Lưu ý khi sử dụng các cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp
Mặc dù chữa bệnh phong thấp bằng thuốc nam đảm bảo an hơn so với một số loại thuốc tây, nhưng trong quá trình điều trị bệnh nhân cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Thuốc nam được lưu truyền trong dân gian sẽ có tác dụng chậm hơn tân dược. Chính vì thế, người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài, đặc biệt là những người bị phong thấp mãn tính. Bên cạnh đó, phương pháp này không thể hoàn toàn thay thế được thuốc chữa bệnh, và chỉ cho hiệu quả tốt nhất đối với trường hợp bệnh nhẹ.
- Không nên lạm dụng nhiều bài thuốc cùng một lúc, nên chọn lựa loại thuốc nam phù hợp với điều kiện và cơ địa của bản thân.
- Không tự ý kết hợp thuốc nam và tân dược khi không có sự hướng dẫn của người có chuyên môn, điều này có thể dẫn đến một số phản ứng gây hại cho cơ thể.
- Bệnh nhân nên kết hợp luyện tập trị liệu để duy trì vận động của các khớp cơ, phòng ngừa tình trạng xơ cứng. Đồng thời, việc này cũng góp phần cải thiện tình trạng đau nhức do phong thấp gây ra.
- Không những thế, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để quá trình hồi phục thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Trên đây là 7 Cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp được dân gian sử dụng phổ biến, người bệnh có thể tham khảo thực và thực hiện. Tuy nhiên, để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp thăm khám y tế để kịp thời phát hiện những vấn đề và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Nguồn: Sưu tầm