Mục lục
Những bài thuốc chữa bệnh viêm họng mãn tính
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể kết hợp với một số bài thuốc dân gian để trị bệnh viêm họng mãn tính. Phương pháp này được giới y học cổ truyền đánh giá là lành tính, tương đối an toàn, ít gây ra tác dụng phụ và thích hợp áp dụng cho mọi lứa tuổi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc 10 bài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tính tại nhà tuy đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả.
Tổng hợp 10 bài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tính đơn giản nhưng hiệu quả
Viêm họng mãn tính là tình trạng cổ họng bị viêm nhiễm kéo dài trên một tuần, thậm chí là nhiều hơn. Cổ họng ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi nuốt nước bọt là những triệu chứng kinh điển khi mắc phải. Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho biết: “Bệnh viêm họng mãn tính rất dễ tái phát trở lại trong tương lai gần nếu không có những phương án điều trị phù hợp và triệt để. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể đối diện với những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, sức khỏe cũng như chất lượng đời sống”.
Để khắc phục những triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính, trước hết, người bệnh cần nắm chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp. Một trong những phương pháp trị bệnh viêm họng mãn tính thì không thể không nhắc đến phương pháp chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian. Đây là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn bởi bản chất lành tính, an toàn lại tiết kiệm khá nhiều chi phí điều trị. Thậm chí, người bệnh có thể áp dụng điều trị lâu dài mà không quá lo lắng đến tác dụng phụ.
Dưới đây là 10 bài thuốc chữa bệnh viêm họng mãn tính, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết:
1. Chữa viêm họng mãn tính bằng bài thuốc từ mật ong
Mật ong là một trong những món quà của thiên nhiên ban tặng với nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe và có công dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Giới Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, trong mật ong có chứa nhiều thành phần dưỡng chất như: vitamin, canxi, magie, fructose, maltose, pinocembrin,… đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của con người, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự hình thành của các tế bào gốc tự do.
Trong khi đó, giới Y học cổ truyền cho biết, mật ong mang vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ phế, kháng viêm, hỗ trợ điều trị bệnh ở đường tiêu hóa, hô hấp,… Chính vì vậy, các đối tượng bị viêm họng mãn tính hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc từ mật ong để làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu ở cổ họng.
Cách thực hiện:
- Hòa 3 – 5 thìa cà phê mật ong nguyên chất cùng với 300ml nước ấm;
- Khuấy đều để mật ong tan hết trong nước;
- Uống nước mật ong pha loãng từng ngụm nhỏ cho đến hết;
- Dùng đều đặn mỗi ngày 2 ly vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ;
- Áp dụng liên tục trong vài ngày để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng mãn tính.
Ngoài việc sử dụng trà mật ong, người bệnh cũng có thể kết hợp mật ong với nhiều nguyên liệu khác để tăng công dụng chữa bệnh như: gừng tươi, chanh, quất, nghệ,…
2. Dùng tỏi chữa viêm họng mãn tính vừa đơn giản lại vừa hiệu quả
Không chỉ được biết đến là gia vị để chế biến các món ăn, tỏi còn được sử dụng để bào chế thành thuốc chữa nhiều bệnh lý khác nhau như: cảm cúm, cảm lạnh, thấp khớp, bệnh ở đường tiêu hóa,… đặc biệt là bệnh viêm họng mãn tính.
Bởi vì, theo sự ghi nhận từ giới Y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, sát trùng, ấm tỳ vị. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu của nền y học hiện đại cũng đã chứng minh, trong tỏi có chứa nhiều thành phần có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, diệt khuẩn, điển hình là hoạt chất allicin.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 – 2 tép tỏi tươi cùng với một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ;
- Bóc bỏ phần vỏ rồi đem rửa sạch qua nhiều lần với nước, sau đó đập dập;
- Cho toàn bộ tỏi đã sơ chế vào trong chén nhỏ, thêm một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ, trộn đều rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút;
- Chờ hỗn hợp nguội dần rồi chắt lấy phần nước để dùng;
- Dùng mỗi lần 2 thìa cà phê hỗn hợp và dùng mỗi ngày 3 lần;
- Kiên trì điều trị trong nhiều ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Bên cạnh việc sử dụng bài thuốc từ tỏi và mật ong chữa viêm họng mãn tính, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc rượu ngâm tỏi hoặc sữa tỏi đều được.
3. Giảm đau rát cổ họng nhờ bài thuốc từ củ gừng
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh và chỉ ra, thành phần hoạt chất zingerone và gingerol có trong củ gừng có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh. Từ đó, giúp ức chế một số loại vi khuẩn gây hại cho hệ hô hấp và tiêu hóa. Bên cạnh đó, lượng tinh dầu có trong gừng có tác dụng thông cổ họng, giữ ấm cổ họng và hạn chế sự bùng phát của các vi khuẩn gây hại.
Do đó, người bệnh nên sử dụng đều đặn bài thuốc từ gừng đều đặn mỗi ngày giúp làm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính. Đồng thời, phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Đem 1 củ gừng tươi rửa sạch bằng nước muối pha loãng để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn bám quanh thảo dược;
- Có thể gọt bỏ vỏ hoặc giữ nguyên vỏ rồi thái thành từng lát mỏng hoạt đập dập;
- Cho toàn bộ ngừng vào cốc nước nóng để hãm trong 5 – 10 phút;
- Thêm 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất hoặc nước cốt chanh, khuấy đều và uống hỗn hợp khi còn ấm;
- Mỗi ngày nên uống từ 2 – 3 ly trà gừng và dùng liên tục cho đến khi bệnh tình chuyển biến tốt.
Nếu lựa chọn gừng để trị viêm họng mãn tính, ngoài việc sử dụng trà gừng, người bệnh cũng có thể kết hợp gừng cùng với một số nguyên liệu khác để tăng công dụng điều trị cũng như tránh sự nhàm chán. Một số nguyên liệu có thể kết hợp cùng với củ gừng tươi như: mật ong, muối, củ cải trắng, hành củ, quế, hoa cúc, nghệ, chanh,…
4. Chữa viêm họng mãn tính bằng nước ép củ cải trắng
Củ cải trắng là loại gia vị quen thuộc được sử dụng trong nhiều món ăn ngon. Không chỉ thế, loại củ này còn được dân gian sử dụng để bào chế thành thuốc chữa một số bệnh lý thường gặp.
Trong Y học hiện đại, củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, tính bình. Loại thảo dược này có tác dụng chữa ho, bổ phế, lọc gan thận, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa, đường tiết niệu. Các đối tượng bị viêm họng mãn tính có thể sử dụng bài thuốc từ nguyên liệu này để giảm nhẹ chứng ngứa rát cổ họng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 – 2 củ cải trắng cùng với mật ong nguyên chất hoặc đường phèn;
- Rửa sạch củ cải trắng bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi cạo bỏ vỏ, sau đó thái thành từng lát mỏng;
- Thêm một lượng mật ong vừa đủ vào phần củ cải trắng rồi. Đậy kín nắp rồi để qua đêm;
- Mỗi lần sử dụng 1 thìa nhỏ, pha thêm một ít nước nóng để dùng;
- Dùng mỗi ngày 2 – 3 lần và kiên trì trong nhiều ngày liền.
Lưu ý: Các đối tượng bị khí hư không được dùng bài thuốc củ cải trắng để chữa bệnh viêm họng mãn tính.
5. Dùng rễ cây cam thảo chữa bệnh viêm họng mãn tính tại nhà
Trong Đông y, rễ cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc, được quy vào kinh Tâm, túc Thái âm, túc Quyết âm Can,… Loại dược liệu này có tác dụng thông kinh mạch, ôn trung, hạ khí, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp như viêm họng mãn tính, đau rát cổ họng, ho khan, viêm phế quản. Bên cạnh đó, rễ cam thảo còn góp mặt trong nhiều bài thuốc khác như: bệnh về đường tiêu hóa, bài tiết, giảm đau xương khớp, viêm loét, nổi mụn nhọt,…
Song song, ở một số tài liệu Y học hiện đại chỉ ra, thành phần hoạt chất acid glycyhizic có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, giúp ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh viêm họng mãn tính.
Cách thực hiện:
- Đem vài lát rễ cam thảo khô cùng với một ít quế để hãm cùng với một ấm nước sôi như nước trà;
- Khi các tinh chất tan đều trong nước, chắt lọc lấy phần nước để uống;
- Uống trà rễ cam thảo mỗi ngày để làm dịu cơn ngứa ngáy cổ họng do bệnh viêm họng mãn tính gây ra.
6. Giảm đau cổ họng nhờ bài thuốc từ lá tía tô
Lá tía tô không chỉ được sử dụng để làm gia vị cho một số món ăn mà còn là vị thảo dược thiên nhiên chữa được nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh viêm họng mãn tính.
Theo Y học cổ truyền, lá tía tô có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, giảm đau rát cổ họng. Trong khi đó, trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học chỉ ra, lá tía tô chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng tiêu viêm, tiêu đờm. Một số thành phần điển hình như: limonen, perillaldehyd, dihydrocumin,…
Với những thành phần và bản chất trên, các đối tượng bị viêm họng mãn tính có thể sử dụng bài thuốc từ lá tía tô để cải thiện bệnh lý.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10 lá tía tô tươi, 5 hoa đu đủ đực và 3 chùm hoa khế;
- Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, tốt hơn nếu ngâm rửa cùng với nước muối pha loãng;
- Vớt ra để ráo rồi thái thành từng đoạn nhỏ;
- Cho toàn bộ dược liệu đã được sơ chế vào trong chén sức, thêm một lượng đường phèn vừa đủ và trộn đều;
- Đem bát thuốc chưng cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút là có thể tắt bếp;
- Dùng phần nước cốt để ngậm và nuốt trôi từ từ;
- Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 lần và kiên trì áp dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
7. Quất ngâm mật ong chữa viêm họng mãn tính
Quất ngâm mật ong là mẹo trị bệnh được hô hấp được nhiều người biết đến và áp dụng tương đối rộng rãi. Bởi cả hai nguyên liệu này đều mang bản tính kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên và ít gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong một số tài liệu mới đây cho thấy, hàm lượng vitamin C chiếm phần lớn. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều khoáng chất khác có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện chứng ho, viêm họng cấp mãn tính, cảm cúm, và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
Cách thực hiện:
- Đem 7 – 10 quả quất tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
- Bổ đôi toàn bộ quả quất đã được làm sạch rồi cho vào chén nhỏ;
- Thêm 8 – 10 thìa cà phê mật ong nguyên chất và ngâm khoảng 30 phút rồi đem hấp cách thủy trong 8 – 10 phút;
- Đợi hỗn hợp nguội dần rồi sử dụng cả nước lẫn cái.
Nếu có thể, bạn có thể làm số lượng lớn để sử dụng dần trong nhiều ngày. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian để chuẩn bị.
8. Chữa viêm họng mãn tính bằng bài thuốc từ lá húng chanh
Lá húng chanh còn được biết đến với tên gọi là rau tần dày lá. Đây là loại thảo dược có vị cay, hơi chua, tính ấm, có mùi thơm đặc trưng. Giới y học hiện đại còn chỉ ra, lượng tinh dầu có trong lá húng chanh chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm mạnh như: hoạt chất salixylat eugenol, phenol cùng sắc tố đỏ colein.
Mặt khác, trong Đông y, lá húng cánh có tác dụng tiêu độc, kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ chữa các bệnh lý ở đường hô hấp như bệnh viêm họng, viêm họng mãn tính, ho, hen suyễn,…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 15 lá húng chanh tươi, 4 quả tắc xanh và một ít đường phèn (vừa đủ);
- Làm sạch lá húng chanh tươi và quả tắc xanh bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo;
- Cắt nhỏ toàn bộ nguyên liệu đã được làm sạch rồi cho vào chén nhỏ;
- Thêm một lượng đường phèn vừa đủ, trộn đều, sau đó đem hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút;
- Chắt lấy phần nước cốt để dùng. Chia thành 3 phần nhỏ để uống hết trong ngày và nên ăn cả cái để tăng hiệu quả.
9. Dùng hành tây chữa viêm họng mãn tính đơn giản nhưng hiệu quả
Trong Y học cổ truyền, hành tây có vị cay, hăng, tính nóng, có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như bệnh viêm họng, viêm amidan,… Ở một số tài liệu của Y học hiện đại chỉ ra, thành phần hoạt chất flavonoid có trong hành tây được biết đến như một chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, hoạt chất phytonxit lại có khả năng chống viêm, hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng.
Với những bản chất trên, ngoài công dụng làm gia vị giàu chất dinh dưỡng, hành tây còn có tác dụng chữa một số bệnh lý thường gặp, trong đó có bệnh viêm họng mãn tính. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ nguyên liệu này để cải thiện chứng ngứa rát cổ họng.
Cách thực hiện:
- Lột bỏ vỏ 3 củ hành tây rồi đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất bám trên nguyên liệu;
- Cắt hành tây đã được làm sạch thành 4 lần rồi cho vào trong nồi cùng với một lượng nước vừa đủ;
- Bắc nồi nước lên bếp đun sôi khoảng 15 – 20 phút;
- Chắt lọc lấy phần nước rồi bỏ phần bã;
- Chia lượng nước sắc được thành 2 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày;
- Kiên trì áp dụng trong nhiều ngày liền để cải thiện chứng đau rát cổ họng, ngứa họng do bệnh viêm họng mãn tính gây ra.
10. Giảm đau họng bằng cách ngậm chanh tươi
Ngậm chanh tươi là cách giảm đau họng, ngứa rát cổ họng do bệnh viêm họng mãn tính gây ra dễ thực hiện, đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả. Khi đó, các dưỡng chất có trong chanh thẩm thấu trực tiếp vào lớp niêm mạc họng, từ đó giúp cải thiện tình trạng do bệnh viêm họng mãn tính gây ra.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào trong chanh có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời, giúp ức chế và tiêu diệt một số virus hay vi khuẩn gây tổn thương ở vùng hầu họng.
Cách thực hiện:
- Dùng một lát chanh tươi tẩm với một ít muối tinh luyện;
- Ngậm trực tiếp lát chanh trong miệng khoảng 10 phút rồi nhả bỏ bã. Tốt hơn nếu có thể nhai và nuốt lát chanh tươi.
Một số lưu ý khi chữa viêm họng mãn tính bằng bài thuốc dân gian
Đa phần các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm họng mãn tính được đánh giá là khá an toàn, lành tính và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề được đề cập dưới đây để phát huy tối đa công dụng của bài thuốc cũng như phòng ngừa những trường hợp rủi ro có thể xảy ra:
- Trong quá trình áp dụng các bài thuốc dân gian, người bệnh cũng nên kết hợp điều trị bệnh viêm họng mãn tính bằng thuốc Tây y. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa;
- Khi lựa chọn nguyên liệu để bào chế thành thuốc chữa bệnh viêm họng mãn tính, nên lựa chọn thảo được sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không bị nhiễm thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại. Đồng thời, nên rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất bám quanh thảo dược;
- Bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý và không có tác dụng điều trị dứt điểm nên bệnh dễ tái phát trở lại trong tương lai;
- Tác dụng chữa bệnh của các loại thảo dược thường chậm hơn so với thuốc đặc trị. Vì thế, người bệnh nên kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Ngoài những lưu ý trên, các đối tượng bị viêm họng mãn tính cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lối sinh hoạt lành mạnh để đẩy nhanh thời gian lành bệnh. Cụ thể hơn:
- Súc miệng bằng nước ấm mỗi ngày ít nhất 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Bởi đây cũng chính là liệu pháp giảm đau rát cổ họng, viêm họng hiệu quả tại nhà;
- Uống nhiều nước để cải thiện chứng khó nuốt, cổ họng khô ráp. Người bệnh nên uống mỗi ngày 2 – 2,5 lít – tiêu chuẩn được các chuyên gia khuyến khích. Ngoài ra, cũng nên bổ sung cho cơ thể nhiều lợi nước ép trái cây, rau củ hay các loại sinh tố;
- Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, hoa quả tươi, sữa, các loại ngũ cốc để tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe;
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, bởi đây là cách giúp cho cơ thể được phục hồi nhanh chóng;
- Hạn chế tối đa việc hút thuốc lá, uống rượu bia, trà đặc, cà phê. Đồng thời, các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng cần được hạn chế sử dụng.
Trên đây là 10 bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm họng mãn tính và một số lưu ý khi áp dụng. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong việc điều trị và bảo vệ sức khỏe khi mắc bệnh. Đồng thời, người bệnh cần thu xếp thời gian để thăm khám tại các phòng khám tai mũi họng uy tín để theo dõi tình hình điều trị bệnh cũng như được các chuyên gia tư vấn cách chăm sóc sức khỏe để rút ngắn thời gian điều trị.
Nguồn: Sưu tầm