Mục lục
BÁN CỦ BA KÍCH
Ba kích là củ gì? Mà sao nhiều người mua về dùng đến thế? Ai trong mỗi chúng ta cũng đều biết, yếu sinh lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ gia đình. Và tình trạng này ngày một tăng dẫn đến một vấn đề đáng được quan tâm, nan giải trong đời sống gia đình. Với xu hướng tìm về các bài thuốc chữa bệnh từ tự nhiên, trong trường hợp này, ta thường nghe nhắc đến Ba Kích với tác dụng tăng cường sinh lý, bổ thận tráng dương, là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Caythuoc.vn và các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu để biết rõ hơn về những giá trị mà ba kích mang lại cũng như cách sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu nhé!
CÂY BA KÍCH LÀ GÌ?
Cây ba kích là một loại thảo dược thần kỳ trong Đông y với nhiều công dụng tuyệt vời, đặc biệt là khi ngâm với rượu. Ba kích hay còn có tên gọi khác là chẩu phóng xì, ba kích thiên, dây ruột gà. Đây là loại thảo dược thuộc họ nhà Cà phê (Rubiaceae), có tên khoa học là Morinda officinalis stow.
BA KÍCH LÀ CỦ GÌ?
Ba kích là dược liệu được điều chế bằng cách phơi hoặc sấy khô củ của cây ba kích. Ba kích được dân gian truyền nhau là phương thuốc bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý vô cùng hiệu quả. Có nhiều trường hợp sau khi dùng ba kích khả năng sinh lý vô cùng mạnh mẽ, ngay cả hệ miễn dịch, gân cốt cũng được cải thiện nhờ uống rượu ngâm từ củ ba kích.
MÔ TẢ BA KÍCH
Đặc điểm của ba kích
Ba kích là cây dây leo, có nhiều lông mịn, dạng thân thảo, thân mảnh. Lá ba kích đơn nguyên, mọc đối, thường có hình bầu dục hoặc hình mác, cứng, thuôn nhọn, phần đuôi lá có hình tròn hoặc hình tim. Phiến lá của nó lúc non có màu xanh, khi già sẽ chuyển qua màu trắng mốc và khi bắt đầu khô sẽ có màu nâu tím.
Hoa ba kích có màu trắng hoặc vàng, kích thước nhỏ, thường mọc thành tán ở đầu cành, đài hoa có hình ống. Hoa ba kích thường nở rộ vào tầm tháng 5-6.
Quả của ba kích có dạng hình cầu, quả kép phủ lông và khi chín sẽ có màu đỏ, mùa quả của nó nó thường bắt đầu từ tháng 7-10.
Hình ảnh ba kích tươi
Bộ phận dùng làm dược liệu của ba kích
Theo dân gian, hầu như bộ phận nào của ba kích cũng đều sử dụng làm dược liệu được, bao gồm hoa, quả, lá, rễ, củ. Trong đó, bộ phận có công dụng tốt nhất và được sử dụng nhiều nhất phải kể đến là rễ và củ ba kích.
Tính vị của ba kích
Ba kích có tính hơi ấm, vị cay, ngọt.
Hình ảnh cây ba kích
BA KÍCH TÍM
Ba kích tím là một trong hai loại ba kích có mặt ở nước ta hiện nay, với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ đến kinh ngạc. Nhiều người dùng ba kích kím làm thuốc điều trị yếu sinh lý, miễn dịch kém chỉ trong thời gian ngắn đã hết bệnh hoàn toàn và thậm chí còn tốt hơn. Số lượng ba kích tím khá ít và quý hiếm, chỉ chiếm 10-20% so với ba kích trắng, vì vậy giá của nó khá mắc, tuy nhiên với công dụng tuyệt vời của ba kích tím thì hoàn toàn xứng đáng.
BA KÍCH TRẮNG
Ba kích trắng cũng là một loại thảo dược thuộc dòng ba kích, nó được mệnh danh là thần dược của người nghèo, bởi giá của ba kích trắng khá rẻ so với loại ba kích còn lại.
Trong tự nhiên, có tới 80-90% ba kích là ba kích trắng, với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ, ba kích trắng ngày càng được ưa chuộng sử dụng.
PHÂN BỐ, THU HOẠCH VÀ HÌNH ẢNH CÂY BA KÍCH
Ba kích phân bố ở đâu?
Ba kích chủ yếu phân bố ở các tỉnh phía bắc nước ta như Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn. Chúng mọc ở các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, tại các vùng rừng thứ sinh, thường xen lẫn với các cây bụi và dây leo chằng chịt hay cạnh các nương rẫy.
Ba kích chủ yếu sinh trưởng ở những nơi có độ cao trung bình là 100m so với mực nước biển, càng lên cao thì càng hiếm gặp.
Thu hoạch ba kích
Ba kích có mùa hoa nở từ tháng 5-6 và mùa quả vào tầm tháng 7-10, cây có độ tuổi càng lâu thì công dụng sẽ càng tốt. Tuy nhiên, nếu muốn dùng thì sau 3 năm là có thể thu hoạch phần rễ và củ để điều chế dược liệu.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA BA KÍCH
Theo các nghiên cứu, trong ba kích có rất nhiều thành phần hóa học, điển hình là anthraquinon, antraglycozid, acid hữu cơ tinh dầu, nhựa, đường,…Ngoài ra, trong rễ cây ba kích tươi còn chứa vitamin C, rễ khô thì không có.
CÁC LOẠI BA KÍCH VÀ CÁCH PHÂN BIỆT
Các loại ba kích
Hiện nay, ở nước ta có hai loại ba kích đó là ba kích tím và ba kích trắng. Cả 2 loại ba kích này đều được dân gian truyền nhau và sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt là ba kích tím.
Cách phân biệt ba kích tím và ba kích trắng
Ba kích tím: có vỏ bên ngoài củ màu vàng sẫm, phần thịt bên trong nổi sắc tím, khi ngâm rượu sẽ làm rượu chuyển qua màu tím rõ rệt.
Ba kích trắng: Vỏ củ màu màu nhạt, phần thịt có màu trắng khá trong, khi ngâm với rượu không chuyển màu giống ba kích tím.
Ngoài ra, ba kích tím thường có giá cao hơn ba kích trắng và được sử dụng phổ biến hơn, bởi ba kích tím có nhiều tác dụng tốt hơn, đồng thời khi ngâm với rượu cũng ngon hơn nữa.
CÁCH NHẬN BIẾT BA KÍCH DƯỢC LIỆU
Ba kích sau khi được thu hoạch về, người ta thường lấy phần củ phơi hoặc sấy khô dùng làm dược liệu. Sau đây là một số đặc điểm nhận biết ba kích dược diệu mà bạn nên biết:
- Củ ba kích thường có dạng trụ tròn, không có độ dài nhất định và có đường kính khoảng từ 1-2 cm.
- Lõi ba kích cứng, cùi dày, dễ bóc vỏ
- Vỏ ngoài ba kích màu vàng sẫm, hơi nhám và có vân dọc
- Ba kích khô không có mùi, vị ngọt, hơi chát
- Phần lõi bên trong có màu tím hoặc trắng trong tùy loại.
CÁCH CHẾ BIẾN BA KÍCH THÀNH THUỐC
Ba kích có rất nhiều công dụng chữa bệnh tốt nhưng phải biết chế biến đúng cách thì ba kích mới phát huy được hết những công dụng vốn có của mình được.
Cách chế biến ba kích ngâm rượu
Sau khi đào rễ cây về, cắt bỏ những rễ con xung quanh, lấy phần củ
Phơi héo đi rồi đập nhẹ cho bẹp phần thịt
Tiếp tục phơi cho khô để phần thịt biến thành màu tím
Cắt ngắn, bảo quản trong túi nilon để sử dụng dần.
Hình ảnh ba kích khô
Cách rút lõi ba kích
Có rất nhiều cách rút lõi ba kích để ngâm rượu, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ba cách rút lõi ba kích phổ biến nhất hiện nay:
Cách rút lõi ba kích bằng tay
Đối với ba kích trồng, củ ba kích khá mềm, vì vậy nếu bạn mạnh tay có thể dùng tay không để từ từ bóc vỏ ba kích rồi rút lõi của nó ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dao chẻ dọc củ ba kích ra làm 2 phần rồi dễ dàng kéo phần lõi về 2 phía, như vậy là loại bỏ được lõi ba kích rồi.
Cách rút lõi ba kích bằng cách đập dập
Không như ba kích tự trồng, ba kích rừng rút lõi khó hơn nhiều, không thể dùng tay rút ngay được mà phải cho lên thớt dùng chày hoặc vật cứng đập dập, như thế thì phần thịt và phần lõi ba kích sẽ tách rời nhau. Cách này vừa nhanh chóng, vừa thuận tiện lại đạt năng suất cao nên được sử dụng khá rộng rãi.
Cách rút lõi ba kích trong công nghiệp
Với nhu cầu sử dụng ba kích ngày càng cao, cần phải cung cấp một lượng ba kích vô cùng lớn, vì vậy trong công nghiệp không sử dụng 2 cách thủ công như trên mà dùng phương pháp hấp hơi nóng làm mềm để rút lõi ba kích một cách dễ dàng.
Chọn rượu và bình để ngâm ba kích
Rượu ngâm ba kích nên chọn rượu nếp trắng 40-50 độ hoặc rượu tẻ, nguyên chất, rượu để càng lâu càng tốt.
Để ngâm rượu ba kích ngon đúng cách, bạn nên chọn bình thủy tinh to, tránh chọn bình hoăc chai nhựa.
Cách ngâm rượu ba kích hiệu nghiệm theo bí quyết gia truyền
a. Ngâm độc vị ba kích
Thành phần:
- Ba kích khô đã bỏ lõi: 1kg
- Rượu trắng: 5 lít
Cách ngâm:
Cho vào bình sứ, sành hoặc thủy tinh, đậy kín nắp, để ở nơi có nhiệt độ ổn định. Sau 1 tháng là có thể sử dụng, 2 – 3 ly/ngày.
Rượu ba kích có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt, rất dễ sử dụng, rất ngon.
b. Ngâm phối hợp với nhiều vị
Thành phần:
- Ba kích tím khô đã bỏ lõi: 1kg
- Dâm dương hoắc khô: 0.5kg
- Nấm ngọc cẩu khô: 0,5 kg
- Sa sâm, kỷ tử , đỗ trọng, đương quy, cam thảo bắc, đại táo mỗi vị 100g
- Rượu trắng: 8 lít
Cách ngâm:
Cho hỗn hợp trên vào bình sứ, sành hoặc thủy tinh, đậy kín nắp, để ở nơi có nhiệt độ ổn định. Sau 1 tháng là có thể sử dụng, 2 – 3 ly/ngày.
Uống rượu ba kích như thế nào?
Rượu ba kích có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt nhưng không phải uống nhiều là tốt. Bạn phải biết cách uống như thế nào cho phù hợp với tình trạng bệnh để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Khi dùng rượu ba kích, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 1-3 lần, mỗi lần 20-30ml, uống sau mỗi bữa ăn là tốt nhất.
rượu ba kích
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA BA KÍCH
Theo Đông y, ba kích có khả năng tráng dương, bổ thận, tăng cường sinh lực, giúp hạ huyết áp, trừ phong thấp, mạnh gân cốt và tăng độ dẻo dai cho xương. Ngoài những công dụng này thì ba kích còn có một số tác dụng dược lý phổ biến như sau:
- Ba kích có tác dụng làm tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và đẩy lùi các nguy cơ gây ngộ độc.
- Ba kích có tác dụng tốt đối với nội tiết tố, đặc biệt là thúc đẩy khả năng ham muốn cũng như tăng cường sinh lý.
- Ba kích ngâm rượu cũng có nhiều tác dụng hiệu quả như tăng cường hoạt động não, điều hòa huyết áp, giúp ngủ ngon giấc ,…
CÔNG DỤNG CỦA BA KÍCH, BA KÍCH CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Ba kích là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ đến không ngờ. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về những công dụng điển hình mà ba kích mang lại nhé!
Ba kích có tác dụng giúp tăng cường sinh lý, bổ thận, tráng dương
Ba kích có tác dụng giúp tăng cường sinh lý, bổ thận, tráng dương vô cùng hiệu quả, đặc biệt là ở nam giới. Những người sinh lý kém, thận hư hay hoạt động sinh dục không bình thường, ba kích có khả năng giúp tăng cường sự dẻo dai, hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục.
Ba kích có tác dụng điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp, khỏe gân cốt
Bên cạnh tác dụng sinh lý thì ba kích cũng có tác dụng điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp và giúp gân cốt được khỏe mạnh. Đây là một trong những công dụng hàng đầu và được ứng dụng nhiều nhất của ba kích. Để công dụng này phát huy hiệu quả cao nhất thì bạn nên ngâm ba kích với rượu rồi dùng uống hàng ngày.
Ba kích có tác dụng giúp giảm huyết áp
Huyết áp cao, tăng huyết áp đột ngột luôn là vấn đề mà nhiều người lo sợ, đặc biệt là những người đã có tuổi. Ba kích có tác dụng giúp giảm huyết áp và ổn định huyết áp rất tốt. Nhiều trường hợp sử dụng ba kích để chữa trị căn bệnh này và đã thành công ngoài mong đợi.
Xem thêm: Rễ nhàu ngâm rượu có tác dụng gì?
Ba kích có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, hệ miễn dịch
Ba kích không chỉ có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng cao mà nó còn giúp cả thiện sức khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch phát triển. Bạn có thể sắc ba kích rồi lấy nước uống hoặc ngâm ba kích với rượu tầm 1-2 tháng rồi uống, hai cách đều có công dụng tốt như nhau đối với hệ miễn dịch.
Ba kích có tác dụng kéo dài thời gian quan hệ, điều trị bệnh xuất tinh sớm
Ba kích có tác dụng mạnh mẽ đối với việc kéo dài thời gian quan hệ cũng như điều trị được bệnh xuất tinh sớm ở nam giới khá hiệu quả. Dùng ba kích đều đặn mỗi ngày sẽ cải thiện được tình trạng quan hệ sinh dục kém và hạn chế xuất tinh sớm. Khi dùng ba kích đối với tình trạng này bạn nên tham khảo ý kiến của nhân viên viên bán ba kích về liều dùng phù hợp để bệnh nhanh chóng được cải thiện nhé.
Ba kích có tác dụng điều trị mộng tinh, di tinh
Có thể nói rằng ba kích chính là thần dược hiếm có dành cho nam giới, không chỉ có khả năng giúp tăng cường sinh lý, trị xuất tinh sớm, ba kích còn có thể điều trị chứng mộng tinh, di tinh ở nam giới. Tác dụng này của ba kích tuy chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh nhưng có một số người đã thử dùng và đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.
CÁCH SỬ DỤNG BA KÍCH
Ba kích sắc uống
Lấy khoảng 12 – 20gram ba kích khô, rửa qua bằng nước sạch.
Sao vàng hạ thổ, sắc với 600ml nước, sắc cạn còn 200ml nước và sử dụng hằng ngày.
Ba kích ngâm rượu
Ba kích ngâm rượu là cách sử dụng phổ biến nhất hiện nay với nhiều cách ngâm đặc biệt rất hiệu quả như chỉ ngâm ba kích với hiệu hoặc phối thêm nhiều vị như đã nêu trên. Sau khi ngâm khoảng 1-2 tháng, thì lấy ra uống ngày 2-3 ly, mỗi ly khoảng 20-30ml là được.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG BA KÍCH
- Qúy ông yếu sinh lý
- Bệnh nhân phong thấp, đau nhức xương khớp
- Người cao huyết áp
- Người bị liệt dương, xuất tinh sớm
- Người mắc các chứng mộng tinh, di tinh
- Người bình thường nên sử dụng để tăng cường sức khỏe
- Người bị táo bón, sốt nhẹ không nên sử dụng
Tìm hiểu thêm về hoa hòe , thảo quyết minh giúp điều hoa huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao
Tìm hiểu thêm về Nhục Thung Dung, Dâm Dương Hoắc, Sâm Cau, Bạch Tật Lê, Nấm Ngọc Cẩu , Hà Thủ Ô có tác dụng bổ thận tráng dương rất hiệu quả.
LƯU Ý KHI DÙNG RƯỢU BA KÍCH
Mặc dù rượu ba kích là rượu thuốc có công dụng chữa bệnh nhưng phải sử dụng có liều lượng và đúng cách nếu không nó sẽ phản tác dụng.
Khi dùng ba kích, mỗi ngày chỉ nên uống 2 lần, mỗi lần uống từ 20-30ml là phù hợp nhất.
Phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng rượu ba kích.
Người có tiền sử huyết áp thấp nên hạn chế dùng rượu ba kích.
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN BA KÍCH
Cách bảo quản rượu ba kích
Rượu ba kích rất dễ bảo quản, chỉ cần trước khi ngâm rượu bạn chọn bình ngâm rượu tốt, bền thì sau khi ngâm ba kích xong, cất ở nơi khô ráo, thoáng mát là được.
Rượu ba kích màu gì?
Màu của rượu ba kích còn tùy thuộc vào loại ba kích mà bạn ngâm, nếu là ba kích trắng thì nó sẽ có màu ngã vàng, còn ba kích tím thì sẽ ngã màu tím khá bắt mắt.
Ba kích ngâm bao lâu thì tím?
Thường thì khi ngâm ba kích với rượu, sau một ngày nó sẽ bắt đầu ngã màu tím nhạt. Tuy nhiên, bạn phải đợi 1-2 tháng sau đó mới dùng rượu đã ngâm được.
Địa chỉ bán củ Ba Kích Tím uy tín tại Tp.hcm (Sài Gòn)?, Giá bán củ Ba Kích Tím uy tín tại Tp.hcm (Sài Gòn)? Địa chỉ bán Củ Ba Kích khô?, Mua củ ba kích ở đâu ?
Cần tư vấn hoặc mua củ ba kích khô 100% nguyên chất liên hệ:
- Ms Tiến – ĐT / Zalo: 0979 655 373
Giá bán Củ Ba Kích khô 100% nguyên chất từ 410.000đ/1 kg đến 490.000 đ/1kg ship toàn quốc (chưa bao gồm tiền ship)
Nếu quý khách muốn mua số lượng nhiều xin hãy liên hệ với chúng tôi để có giá tốt nhất.
* Lưu ý: Tác dụng của Ba Kích tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa của người bệnh .
Đơn vị: giá vnđ/1kg
SỐ TT | TÊN DƯỢC LIỆU
Click xem chi tiết |
Giá bán lẻ (dưới 5kg) | Giá bán sỉ (tùy vào từng thời điểm giá sẽ thay đổi) |
1 | Nụ vối/ hoa vối | 125.000đ | 99.000đ |
2 | Cây Bìm Bịp | 95.000đ | 70.000đ |
3 | Trinh Nữ Hoàng Cung | 100.000đ | 75.000đ |
4 | Nhân Trần | 80.000đ | 52.000đ |
5 | Lá Cây Đinh Lăng | 90.000đ | 65.000đ |
6 | Chó Đẻ (Hạ Diệp Châu) | 75.000đ | 48.000đ |
7 | Cà Gai Leo | 100.000đ | 72.000đ |
8 | Chuối Hột Rừng | 85.000đ | 60.000đ |
9 | Sơn Tra (Táo Mèo) | 120.000đ | 86.000đ |
10 | Dâm Dương Hoắc | 265.000đ | 220.000đ |
11 | Lá Đu Đủ đực khô | 120.000đ | 75.000đ |
12 | Hoa Đu Đủ đực | 480.000đ | 430.000đ |
13 | Cam thảo | 190.000đ | 160.000đ |
14 | Chè Vằng | 80.000đ | 49.000đ |
15 | Chè Dây Leo | 95.000đ | 68.000đ |
16 | Cây An Xoa | 85.000đ | 57.000đ |
17 | Cây Xạ Đen | 95.000đ | 62.000đ |
18 | Cây Lạc Tiên | 80.000đ | 49.000đ |
19 | Kim Tiền Thảo | 85.000đ | 56.000đ |
20 | Cây chìa vôi | 85.000đ | 59.000đ |
21 | Tam Thất bắc | 990.000đ | 850.000đ |
22 | Nấm linh chi | 680.000đ | 550.000đ |
23 | Củ Ba Kích | 490.000đ | 410.000đ |
24 | Mật nhân | 85.000đ | 60.000đ |
25 | Cây Nhọ Nồi | 93.000đ | 68.000đ |
26 | Bồ Công Anh | 115.000đ | 89.000đ |
27 | Lá sen | 78.000đ | 53.000đ |
28 | Lá vối | 78.000đ | 53.000đ |
29 | Nấm Ngọc Cẩu | 190.000đ | 150.000đ |
30 | Sâm Cau | 210.000đ | 175.000đ |
31 | Cây Mú Từn | 90.000đ | 60.000đ |
32 | Rau Mương | 60.000đ | 35.000đ |
33 | Cây Dây Thìa Canh | 80.000đ | 55.000đ |