Cây Bìm Bịp hay còn gọi là (Cây Xương Khỉ, Cây Mảnh Cộng)
Bán Cây Bìm Bịp hay còn gọi là cây Xương Khỉ, cây Mảnh Cộng làm thuốc chữa bệnh Hỗ trợ điều trị bệnh , Tác dụng mát gan, lợi mật, Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm gan, vàng da, Tác dụng điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp, Tác dụng chóng liền xương (do gãy xương).
Cây Bìm Bịp tươi
Cây Bìm Bịp khô
Cây bìm bịp hay còn gọi là cây xương khỉ dường như đã trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam đặc biệt là người dân Nam Bộ, ngoài hai tên gọi đó, cây còn có tên gọi khác là cây mảnh cộng. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người còn lạ lẫm đối với loại cây này, vẫn chưa hiểu hết rõ về công dụng cũng như cách dùng loại cây này.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây bìm bịp hay còn gọi là cây xương khỉ.
Cây bìm bịp hay cây mảnh cộng là một trong những vị thuốc nam cổ truyền được người xưa sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh về bong gân, đau nhức cơ, gãy xương… Cây bìm bịp còn gắn liền với sự tích về chim bìm bịp (một loài chim quý của Việt Nam, loài chim này thường lấy cây bìm bịp để đắp lên vết thương cho con non giúp con non nhanh liền vết thương).
Lá của cây bìm bịp khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Hoa của cây xương khỉ có màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở phần ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả của cây có hình trùy dài tầm 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt.
Cây bìm bịp mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng. Tại một số địa phương, người dân thường trồng để dùng lá non nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh. Để làm thuốc thì người dân thu hái cây lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Mục lục
Công dụng chính của cây bìm bịp (Tác dụng của sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người)
- Hỗ trợ điều trị bệnh
- Tác dụng mát gan, lợi mật
- Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm gan, vàng da
- Tác dụng điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp
- Tác dụng chóng liền xương (do gãy xương)
Đối tượng nên sử dụng:
- Bệnh nhân viêm gan
- Người có men gan cao, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu
- Người bị phong tê thấp, đau nhức xương khớp
- Người bị chấn thương (sai khớp, bó xương đắp vào vết thương để chóng liền)
Cách sử dụng cây bìm bịp:
Dùng hàng ngày: Lấy 30-40g cây bìm bịp khô hãm nước uống. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng cây xương khỉ hay còn gọi là cây bìm bịp kết hợp cùng một số loại thảo dược khác để chữa bệnh, cụ thể như:
- Dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh: Cây bìm bịp 30g, cây xạ đen 40g nấu với 1 lít nước uống trong ngày.
- Dùng cho bệnh nhân viêm gan, vàng da: Cây bìm bịp 30g, lá vọng cách 15g, trần bì 15g, râu ngô 20g, sâm đại hành 10g sắc với 1,5 lít nước (còn 800ml) để uống, chia là 3 lần uống trong ngày.
- Dùng điều trị bệnh phong thấp: Cây bìm bịp 30g, cây gối hạc lấy rễ và thân 20g, tầm gửi dâu 20g, cây cổ trâu 20g. Các vị đem sắc với 1,5 lít nước, cạn còn 800ml chia ra uống trong ngày sau mỗi bữa ăn, uống liên tục trong vòng 5 – 15 ngày.
- Điều trị bong gân, sưng đau, gãy xương (dùng cây tươi): Lá cây bìm bịp tươi 80g, ngải cứu, sâm đại hành mỗi vị 50g. Đem xào nóng với giấm rồi đắp vào vết thương, lấy vải buộc lại mỗi tối trước khi đi ngủ, sáng hôm sau tháo ra. Duy trì liên tục 5-10 ngày sẽ có kết quả.
- Lở miệng ở trẻ em và người lớn: Lấy lá cây bìm bịp tươi rửa sạch giã nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20 – 60g/ngày.
Làm sao để lựa chọn cây bìm bịp đúng chuẩn chất lượng?
Thông thường, người ta hay tìm đến cây xương khỉ và dùng nó để chữa bệnh, nhưng cây xương khỉ là loại cây thân mềm, lá của chúng rất dễ bị hỏng chỉ cần bỏ 1 – 2 ngày là lá của cây bị thối như vậy các hoạt chất trong cây thuốc sẽ bị phân hủy, dùng tươi nếu nhà trồng được thì cắt đến đâu sử dụng đến đó. Một số trường hợp sợ nhầm lẫn mới sử dụng cây bìm bịp tươi để chữa bệnh chứ ít có người dùng cây xương khỉ tươi để chữa bệnh.
Cây khi trưởng thành lá sẽ bị rụng xuống chỉ có phần ngọn 30 -50cm trên ngọn mới có lá, cây mọc ngoài tự nhiên không bị tác động của con người về nước, phân đạm, thuốc kích thích chắc chắn sẽ tốt hơn hàng trồng rất nhiều, qua nhiều năm sử dụng thuốc cho người bệnh chúng tôi nhận thấy hàng tự nhiên có chất lượng hơn hàng trồng.
Cách sử dụng hiệu quả nhất đối với cây bìm bịp khô tự nhiên
Do quá trình phát triển chậm hơn cây trồng nên chất lượng của cây xương khỉ tự nhiên sẽ tốt hơn, thân cây cứng hơn do vậy khi sử dụng cây khô tự nhiên thì cần phải sắc 2-3 giờ bằng ấm điện, sắc 2 lần chất thuốc mới ra hết. Khi sử dụng cây xương khỉ cần thêm một số vị thuốc khác để có hiệu quả hơn.
Trên thị trường có một số người tìm cây tươi để sử dụng, tuy nhiên, cây xương khỉ tươi không tốt hơn cây khô, trong quá trình sắc thuốc các thành phần không thay đổi thậm chí nước sắc cây khô có màu đậm hơn, vị đẫm hơn cây tươi, cây xương khỉ tươi có vị khó uống hơn khô. Liều sử dụng cây xương khỉ khô từ 50g -100g sắc nước uống, cây không có độc, dùng dài ngày không có hại.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc về công dụng cũng như cách sử dụng cây xương khỉ hay còn gọi là cây bìm bịp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.
==================
Bộ phận dùng: Thân-lá : khô
Tiêu chuẩn: dược liệu sạch, trồng tại Việt Nam
Độ ẩm: tối đa 12% – Tạp chất: không có
Đóng gói: túi polyethylene, 1kg, 2kg, 10kg
Mua Cây Xương Khỉ (Cây Bìm Bịp) ở đâu?, Địa chỉ bán Cây Xương Khỉ (Cây Bìm Bịp) ở đâu uy tín tại Tp.hcm (Sài Gòn), Giá bán Cây Xương Khỉ (Cây Bìm Bịp) bao nhiêu tiền 1kg? , Cây Xương Khỉ (Cây Bìm Bịp) chữa bệnh gì?
ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN VÀ ĐẶT MUA CÂY BÌM BỊP:
- Ms Tiến – ĐT / Zalo: 0979 655 373
- Email: tranhuutam.2710@gmail.com
- Website: https://www.caythuocchuabenh.com.vn
Giá bán cây Bìm Bịp khô từ 70.000đ/1 kg đến 95.000đ/1kg (tùy vào số lượng quý khách lấy)
* Lưu ý: Tác dụng của Cây Bìm Bịp (Cây Xương khỉ) tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người
Đơn vị: giá vnđ/1kg
SỐ TT | TÊN DƯỢC LIỆU
Click xem chi tiết |
Giá bán lẻ (dưới 5kg) | Giá bán sỉ (tùy vào từng thời điểm giá sẽ thay đổi) |
1 | Nụ vối/ hoa vối | 125.000đ | 99.000đ |
2 | Cây Bìm Bịp | 95.000đ | 70.000đ |
3 | Trinh Nữ Hoàng Cung | 100.000đ | 75.000đ |
4 | Nhân Trần | 80.000đ | 52.000đ |
5 | Lá Cây Đinh Lăng | 90.000đ | 65.000đ |
6 | Chó Đẻ (Hạ Diệp Châu) | 75.000đ | 48.000đ |
7 | Cà Gai Leo | 100.000đ | 72.000đ |
8 | Chuối Hột Rừng | 85.000đ | 60.000đ |
9 | Sơn Tra (Táo Mèo) | 120.000đ | 86.000đ |
10 | Dâm Dương Hoắc | 265.000đ | 220.000đ |
11 | Lá Đu Đủ đực khô | 120.000đ | 75.000đ |
12 | Hoa Đu Đủ đực | 480.000đ | 430.000đ |
13 | Cam thảo | 190.000đ | 160.000đ |
14 | Chè Vằng | 80.000đ | 49.000đ |
15 | Chè Dây Leo | 95.000đ | 68.000đ |
16 | Cây An Xoa | 85.000đ | 57.000đ |
17 | Cây Xạ Đen | 95.000đ | 62.000đ |
18 | Cây Lạc Tiên | 80.000đ | 49.000đ |
19 | Kim Tiền Thảo | 85.000đ | 56.000đ |
20 | Cây chìa vôi | 85.000đ | 59.000đ |
21 | Tam Thất bắc | 990.000đ | 850.000đ |
22 | Nấm linh chi | 680.000đ | 550.000đ |
23 | Củ Ba Kích | 490.000đ | 410.000đ |
24 | Mật nhân | 85.000đ | 60.000đ |
25 | Cây Nhọ Nồi | 93.000đ | 68.000đ |
26 | Bồ Công Anh | 115.000đ | 89.000đ |
27 | Lá sen | 78.000đ | 53.000đ |
28 | Lá vối | 78.000đ | 53.000đ |
29 | Nấm Ngọc Cẩu | 190.000đ | 150.000đ |
30 | Sâm Cau | 210.000đ | 175.000đ |
31 | Cây Mú Từn | 90.000đ | 60.000đ |
32 | Rau Mương | 60.000đ | 35.000đ |
33 | Cây Dây Thìa Canh | 80.000đ | 55.000đ |